CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ MỸ GIAO LƯU VỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ MỸ GIAO LƯU

VỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

Sáng thứ 7 ngày 23 tháng 2 năm 2019, thầy trò trường THPT Chuyên Hà Tĩnh được gặp gỡ, giao lưu với các nhà văn, nhà thơ đến từ nước Mỹ cùng dịch giả nổi tiếng trong nước. Tham dự cuộc gặp gỡ, giao lưu có sự góp mặt của nhà thơ Bruce Weigl, nhà văn, nhà thơ Doug Anderson và nhà văn, nhà thơ, dịch giả Nguyễn Bá Chung. Về phía tỉnh Hà Tĩnh, trường THPT Chuyên Hà Tĩnh vinh dự được đón tiếp đồng chí Hà Văn Thạch – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh. Tham dự  buổi trò chuyện có sự góp mặt của thầy giáo Nguyễn Công Hoàn – Hiệu trưởng nhà trường, các thầy cô giáo tổ Ngữ văn và các bạn học sinh chuyên Văn, chuyên Anh khối 10, 11.

Mở đầu là những lời giới thiệu về trường THPT Chuyên Hà Tĩnh và những thành tích nổi bật từ  lúc trường  mới thành lập đến nay của thầy giáo Nguyễn Công Hoàn –  Hiệu trưởng nhà trường. Bài phát biểu ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa về trang sử vẻ vang của ngôi trường chuyên của tỉnh nhà.

Tiếp theo đó là bài phát biểu nói chuyện của nhà thơ nổi tiếng Bruce Weigl.

Nhà thơ Bruce Weigl gia nhập quân đội  Mỹ năm ông 18 tuổi và phục vụ một năm ở Việt Nam.Ông đã từng là giáo sư ở University of Arkansas, Old Dominion University, Penn State University, và Lorraine Community College. Ông đã xuất bản 12 tập thơ, và một tập hồi ký, The Circle of Hạnh (Vòng tròn của Hạnh). Trong tập hồi ký này ông kể lại quãng đời niên thiếu ở Ohio, thời gian ông nhập ngũ và sang chiến đấu ở Việt Nam từ tháng 12/1967 tới tháng 12/1968 và cuộc gặp mặt kỳ diệu với đứa trẻ sau này trở thành con nuôi của ông tại một cô nhi viện bên ngoài Hà Nội. Một năm ở Việt nam ông đã được tiếp cận với văn hóa, thi ca và con người Việt nam mà sau này ông mãi mãi yêu quý.

Ông đã đoạt nhiều giải thưởng, từ the Patterson Poetry Prize, the National Endowment for the Arts, the Yaddo Foundation, hai Pushcart Prizes, đến giải thưởng của Academy of American Poets. Ông đoạt giải chung kết của Pulitzer Prize năm 2013.

Câu chuyện và những suy nghĩ và cách kể chuyện của ông rất lôi cuốn mọi người, làm nên những tiếng cười giòn giã, tiếng vỗ tay náo nhiệt. Ông cũng truyền đến học sinh và những người có mặt ở buổi trò chuyện sự nhiệt huyết, yêu nghề, yêu văn chương của mình và kể về định mệnh để ông đến với nó trọn vẹn. Ông luôn lắng nghe câu hỏi và trả lời một cách chu toàn nhất cho những bạn thắc mắc về văn học cũng như những tác phẩm của ông.

Tiếp đến là ông Doug Anderson là một nhà thơ, một nhà văn, và một người viết hồi ký tên tuổi ở Mỹ. Một tác phẩm gần đây của ông là tập hồi ký – Hãy Tiếp Tục Cúi Đầu Xuống: Viet nam, Thập kỷ 60, và Cuộc Hành Trình Tự Khám Phá Ra Mình. Những tặng thưởng ông đã đạt đươc gồm có – Giải thưởng từ the National Endowment for the Arts, the Massachusetts Artists Foundation, the Massachusetts Cultural Council, Poets & Writers, the MacDowell Colony.

Các tác phẩm của ông đã xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng của Mỹ như Plougshares, the Massachusetts Review, the Connecticut Rebiew, Field và Contemporary American War Poetry,v.v.

Ông cũng đã từng phục vụ trong lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ ở Việt Nam năm 1967. Ông từng là giáo sư ở các trường Đại học Connecticut, Eastern Connecticut State University, TrungTâm William Joiner, và một nhà tù ở tiểu bang Massachusetts. Hiện ông đang giảng dạy tại Western New England University.

Ông đã nhận được các giải thưởng từ  the Pushcart Prize, National Endowment for the Arts, và Massachusetts Cultural Council. Ông đã xuất bản 4 tập thơ, một hồi ký, và một kịch bản phim.

Ông Doug Anderson đã kể rất nhiều về những tác phẩm cũng như cơ duyên của ông đối với văn chương. Với ông, đây là một nghề cao quý, là một niềm đam mê và là tất cả tâm huyết, tình yêu mà ông dành cho nó. Ông cũng không kém phần hài hước khi đọc trích đoạn trong tác phẩm của mình cho mọi người nghe, và học sinh thì tỏ ra rất thích thú khi được nghe. Bản thân ông cũng rất thân thiện trong phần giao lưu với học sinh qua những câu hỏi đầy thú vị.

Vị khách cuối cùng là ông Nguyễn Bá Chung là một nhà thơ, nhà văn, và là một dịch giả nổi tiếng. Những bài viết của ông đã xuất hiện trên Vietnam Forum, New Asia Review, Boston Review, Compost, Nation, Manoa, Vietnam Reflections (TV History), FirstPages, v.v..

Ông là tác giả của 4 tập thơ Mưa Ngàn, Ngõ Hạnh, Tuổi Ngàn Năm Đến Từ Buổi Sơ Sinh và Nguồn.

Ông cũng là đồng dịch giả của 10 tác phẩm văn học trong đó có tiểu thuyết Thời Xa Vắng của Lê Lựu và Tuyển Tập Thơ Thiền Lý Trần.

Nhà văn, nhà thơ kiêm dịch giả Nguyễn Bá Chung đã có những lời tâm sự chân thật, thẳng thắn, ông lôi cuốn người nghe bằng giọng Bắc trầm ấm và hiền từ. Ông cũng không ngần ngại trả lời hay chia sẻ những câu chuyện về nghề nghiệp của mình, đối với bản thân ông, nghề dịch giả đi suốt theo ông hơn 40 năm không chỉ là nghề để kiếm thu nhập mà còn là tâm huyết, tình yêu và sự gắm bó lâu dài, chỉ khi yêu nghề thì mới có thể làm được lâu như vậy.

Về phía các bạn học sinh, có rất nhiều cánh tay sôi nổi giơ lên khi đặt vấn đề, khiến cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Các học sinh đến từ các lớp 11 Anh 1, 11 Văn, 10 Anh 1 và 10 Văn rất sôi nổi, lớp nào cũng có những thắc mắc vừa thực tế, vừa đáng yêu, vừa sâu sắc.

Một bạn học sinh lớp 11 Anh 1

Học sinh lớp 11 Văn cũng không kém

Học sinh lớp 10 Anh 1 cũng hăng hái không thua đàn anh đàn chị

Một bạn 10 Văn có vẻ rất phấn khởi và háo hức

Hai “phiên dịch viên” – cô giáo Kiều Na cùng cô giáo Thùy Dung cũng rất dễ thương, duyên dáng và đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.

Kết thúc buổi nói chuyện, Hiệu trưởng nhà trường cùng đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy tặng hoa cho ba vị khách quý và cùng chụp ảnh lưu niệm. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra rất thành công và để lại ấn tượng khó quên trong lòng những người tham dự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

You may also like...